Thủ tục mua bán bất động sản dành cho người nước ngoài
Nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ cũng như cam kết, thỏa thuận khác (nếu có) của các bên tham gia giao dịch nhà ở.
Thủ Tục mua nhà dành cho người nước ngoài
Ngoài việc đáp ứng quy định phải có đủ năng lực hành vi dân sự, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân người nước ngoài và Việt kiều định cư ở nước ngoài khi mua bất động sản tại Việt Nam sẽ không phải đăng kí tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại địa phương – nơi thực hiện giao dịch mua nhà ở.
Quy định MuaBánbất động sản dành cho người nước ngoài
Còn về bên có trách nhiệm, được ủy quyền quản lý nhà ở thì Luật Nhà ở 2014 sửa đổi cũng quy định các tổ chức này bắt buộc phải có tư cách pháp nhân, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam, không phụ thuộc vào nơi thành lập, đăng kí hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở buộc phải được công nhận rằng đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên để việc giao dịch Mua bánbất động sản được diễn ra suôn sẻ, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục sau trong hợp đồng mua bán và hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở.
Quy định mua nhà dành cho người nước ngoài
Những nội dung cần-phải-có trong hợp đồng mua bán nhà ở
Các thỏa thuận giữa hai bên mua bán trong hợp đồng phải được ghi rõ thành văn bản bao gồm các nội dung sau theo quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản:
Họ tên đầy đủ, địa chỉ thường trú của các bên tham gia giao dịch nhà ở.
Đặc điểm nhận dạng bất động sản được giao dịch bao gồm nhà ở, đất nền gắn với căn nhà đó. Trong trường hợp mua bán, chuyển nhượng căn hộ chung cư thì bắt buộc hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua giữa các bên phải có thỏa thuận chi tiết, rõ ràng đối với phần sở hữu chung, sử dụng chung; mục đích sử dụng dành riêng cho phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư; phần diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ.
Giá bán nhà ở (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng), giá vốn góp nếu có nhiều hơn 1 chủ sở hữu nhà ở; các trường hợp thuộc quy định phải ghi rõ giá giao dịch của Nhà nước cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh nội dung này trong bản hợp đồng mua bán nhà ở.
Đối với các trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải có thêm phần nội dung về phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán cụ thể cho căn nhà được giao dịch.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải có nội dụng rõ ràng về thời hạn giao nhận nhà ở; bảo hành nhà ở (nhà mua), thuê mua nhà; thời hạn cho thuê Nhà, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn… sau khi đã được sự đồng thuận của các bên liên quan.
Nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ cũng như cam kết, thỏa thuận khác (nếu có) của các bên tham gia giao dịch nhà ở.
Có đầy đủ ngày tháng năm thực hiện giao dịch mua bán nhà ở kèm theo chữ kí, họ tên, chức vụ, con dấu (nếu là tổ chức) của các bên liên quan.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định rõ ràng về thủ tục, trình tự, nội dung cũng như mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở để các bên tham gia giao dịch nhà ở thực hiện. Riêng với bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải chịu một khoản lệ phí, thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong hợp đồng mua bán nhà ở phải ghi rõ các thỏa thuận, cam kết giữa các bên về giá mua bán, giá chuyển nhượng nhà ở đúng theo quy định về giá mua bán nhà của Nhà nước đối với các đối tượng có nghĩa vụ thực hiện.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSH và những điều cần biết
Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt nam cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSH theo quy định của pháp luật:
Chuẩn bị và kê khai đầy đủ thông tin trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và Tiếng Anh theo mẫu do Bộ Xây dựng quy định.
Bên bán xuất trình được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hợp lệ.
Có quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại do cơ quan có thẩm quyền chứng thực; quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất hoặc hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp; bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ; biên bản bàn giao căn hộ nếu là trường hợp mua nhà ở chung cư trong dự án nhà ở thương mại do các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nước thực hiện.
Bắt buộc có giấy tờ chứng nhận hợp lệ theo quy định của Bộ Xây dựng đối với các trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng… căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại.
Hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế nhà ở (bản chính) theo quy định.
Bản sao hộ chiếu nước ngoài (có chứng thực).
Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ…
Như vậy là với quy định mới, cánh cửa thị trường chào đón đối tượng khách mới đầy tiềm năng là người nước ngoài đã được rộng mở hơn bao giờ hết. Điều này được cho là một bước đi tích cực của Nhà nước khi không những tạo điều kiện cho người nước ngoài có cơ hội sở hữu bất động sản tại Việt Nam dễ dàng hơn mà còn tạo thêm động lực đẩy nhanh, mạnh cả sự phát triển bền vững hơn cho các doanh nghiệp địa ốc nói riêng và cả hệ thống thị trường bất động sản trong nước nói chung, giúp Việt Nam thu hút thêm một lượng ngoại hối đáng kể.